Top 3 lời mở đầu các bài luận văn thạc sĩ về thương hiệu hay nhất

Nguyễn Thị Thanh Thứ Sáu, 30/03/2018
Ông bà ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” . Trước khi trình bày 1 điều gì đó cũng cần có lời mở đầu và lời kết thúc. Đặc biệt một bài luận văn cũng thế, càng cần một lời mở đầu. Lời mở đầu không nhất thiết phải trau chuốt câu từ nhưng phải bao quát được bài luận văn đã làm. Và mỗi bài luận văn thạc sĩ với mỗi một đề tài khác nhau thì lời mở đầu sẽ có đôi phần khác nhau.

Dưới đây là một vài lời mở đầu bài làm luận văn thạc sĩ về thương hiệu.

Đề tài 1: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU BÀI LUẬN VĂN
Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế này, đặc biệt khi chúng ta đã tham gia tổ chức ASEAN, AFTA và trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc tham gia nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra những cơ hội, tiền đề quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có những chuẩn bị tốt để nắm bắt cơ hội và hóa giải những thách thức. Lúc này “Thương hiệu” trở nên vô cùng quan trọng với bất kỳ doanh nghiêp nào. Bởi thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp, và nó sẽ đi sâu vào tâm trí của khách hàng, là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển thương hiệu trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế. Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thương hiệu Vietnam Airlines-Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền cùng với quá trình trưởng thành của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Đến nay, từ một hãng hàng không nhỏ, Vietnam Airlines đã trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng trong nước và quốc tế biết đến. Vietnam Airlines đã có vị trí xứng đáng trên bản đồ hàng không khu vực và thể giới với hình ảnh một hãng hàng không trẻ, hiện đại, năng động và đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, Vietnam Airlines cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn, không chỉ khó mở rộng chiếm lĩnh thị phần tại thị trường nước ngoài, mà tại thị trường trong nước thị phần cũng bị giảm sút. Năm 2010, Vietnam Airlines chiếm khoảng 80% thị phần thị trường hàng không nội địa tại Việt Nam, nhưng đến năm 2015 thị phần đã giảm xuống còn 57,2%. Hơn nữa, trong những năm qua chủ trương chính sách của nhà nước cũng có những thay đổi đáng kể về cơ chế như: Vietnam Airlines không còn nhận được sự bảo hộ của nhà nước, phải cạnh tranh “sòng phẳng” với các hãng hàng không khác tại Việt Nam và trên thế giới. Chủ trương cho phép các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ hàng không từng được đề cập trong Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, ban hành năm 1991, và sau này được quy định cụ thể hơn trong Luật Hàng không dân dụng sửa đổi, có hiệu lực từ đầu năm 2007. Việc thành lập thêm hãng hàng không là điều cần thiết để tạo ra một thị trường hàng không mang tính cạnh tranh cao trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, và chống tình trạng độc quyền tại thị trường trong nước của Vietnam Airlines. Chính phủ đã đồng ý và cấp giấy phép hoạt động cho nhiều hãng hàng không mới trong nước như Vietjet Air, Jetstar Air..đã làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự sụp đổ của hãng hàng không Air Mekong vào năm 2013 là minh chứng cho quá trình hoạt động không có hiệu quả kinh doanh cũng như trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Nếu Vietnam Airlines không có những giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu trong tương lai thì việc thị phần bị sụt giảm là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, tại thị trường nước ngoài, Vietnam Airlines đang phải cạnh tranh khốc liệt với những hãng hàng không nổi trội hơn về thương hiệu như: Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Cathay Pacific, Qatar Airways…Chính vì vậy, việc phát triển thương hiệu trở thành việc cấp thiết mà Vietnam Airlines cần phải thực hiện triệt để. Cho nên tác giả đã chọn đề tài “Phát triển thương hiệu tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam airlines)” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Đề tài sẽ trả lời cho một số câu hỏi nghiên cứu sau: – Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã xây dựng và phát triển củng cố thương hiệu như thế nào? Thành quả đạt được và tồn tại cần khắc phục? – Giải pháp nào để phát triển thương hiệu Vietnam Airlines trong tương lai?

Đề tài 2: VẤN ĐỀ THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

LỜI MỞ ĐẦU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thương trường là chiến trường, các doanh nghiệp chỉ có một con đường duy nhất là cạnh tranh để tồn tại, để vươn lên hoặc là chết. Đã qua từ rất lâu rồi thời của nhu cầu ăn chắc mặc bền, càng ngày nhu cầu của con người càng nâng cao theo nấc trên của tháp nhu cầu đòi hỏi các giá trị văn hóa, thẩm mỹ, phi vật chất chiếm tỷ trọng cao hơn và đòi hỏi phải nhìn nhận khải niệm sản phẩm ( product concept) ở các cấp độ cao hơn; Hơn thế, khi chất lượng đạt dần đến một độ ổn định, vấn đề cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu tiên số một mà là cạnh tranh về thương hiệu, giá, dịch vụ hậu mãi và phân phối sản phẩm.

Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ một hai năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ thương hiệu Việt Nam bị xâm phạm ở trong nước cũng như nước ngoài, các doanh nghiệp mới giật mình biết đến một vấn đề cũng quan trọng không kém chất lượng, đó là thương hiệu. Vấn đề thương hiệu thật sự là vấn đề sống còn, vô cùng cấp bách và bức xúc đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chúng ta đã chịu quá nhiều thiệt thòi, mất mát do bỏ qua vấn đề thương hiệu và hậu quả sẽ còn trầm trọng hơn nhiều nếu ngay từ bây giờ chúng ta không nỗ lực xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Chúng ta không thể chậm trễ thêm một phút nào nữa nếu không muốn thất bại trong cuộc cạnh tranh này càng khốc liệt trên thương trường.

Tuy nhiên đúng như một chuyên gia kinh tế đã ví von, trong cuộc chiến này, chúng ra như những anh nông dân chơi chung với các nhà quý tốc (các doanh nghiệp nước ngoài). Cả các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước bão bỡ ngỡ, khó khăn do thiếu kiến thức, kinh nghiệp, kinh phí,…

Chính vì vấn đề thương hiệu trở nên bức xúc như vậy nên tôi đã chọn đề tài “Vần đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” để viết khóa luận tốt nghiệp nhằm đi sâu tìm hiểu về thương hiệu, về tình trạng xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam với những tồn tại, khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan từ đó đề xuất một vài giải pháp cho vấn đề này. Những nội dung đó dược trình bày trong 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về thương hiệu và nguồn pháp luật điều chỉnh về thương hiệu

Chương II: Thực trạng vấn đề thương hiệu ở Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

Với phạm vi hạn chế của khóa luận tốt nghiệp này, tôi chỉ mong muốn được góp một tiếng nói trong phong trào xây dựng và bảo vệ thương hiệu hiện nay với hy vọng và niềm tin rằng nhận thức đúng đắn và hành động một cách hệ thống, hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam dù đi sau nhưng sẽ xây dựng và bảo vệ được các thương hiệu của mình, để hàng hóa Việt Nam đứng vững và phát triển không chỉ ở thi tường trong nước mà ở cả thị trường quốc tế.

Đề tài 3: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LỜI MỞ ĐẦU CHO BÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng muốn doanh nghiệp mình không chỉ tồn tại được mà còn phải phát triển và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, thương trường là chiến trường, thị phần có giới hạn mà các doanh nghiệp thì không ngừng mở rộng dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vậy điều gì khiến cho các tên tuổi lão làng như Coca-cola, Sony, Ford , Dell .có thể tồn tại và phát triển qua bao thập kỉ hay các tên tuổi đàn em như Microsoft, Amazon.com, Starbucks .có thể tăng trưởng mạnh đến vậy.

Thành công đó là do họ biết cách xây dựng và phát triển thương hiệu đứng vững trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu được họ coi như yếu tố sống còn, là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể hình thành rồi suy thoái qua các giai đoạn của chu kỳ sống nhưng thương hiệu thì vẫn còn.

Tuy nhiên, việc phát triển thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn . Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, thương hiệu lại càng đóng một vai trò rất quan trọng. Khi Việt Nam ra nhập WTO mở ra cho các ngân hàng trong nước nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy thách thức. Cạnh tranh mạnh mẽ hơn buộc các ngân hàng phải tự tạo cho mình lợi thế đó chính là thương hiệu riêng nếu muốn tồn tại. Ở các nước phát triển, việc xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là mới nhưng với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam khi hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn xoá bỏ các rào cản, thì vẫn còn rất mới.

Nhận thấy việc xây dựng và phát triển thương hiệu có vai trò rất quan trọng với các ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tài liệu và đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Do đó tôi đã lựa chọn đề tài : “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng Đại Dương. Thực trạng và giải pháp.” với mục đích nhằm giúp ngân hàng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng- phát triển thương hiệu. Đồng thời, dựa trên những vấn đề cơ bản về thương hiệu và thực trạng hoạt động xây dựng – phát triển thương hiệu tại ngân hàng TMCP Đại Dương, đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động này tại ngân hàng Oceanbank.

Hy vọng những lời mở đầu trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để hoàn thiện lời mở đầu cho các bài luận văn của mình.

Bài viết mới

Bạn đang là sinh viên năm cuối của ngành Luật? Có thể vì một số lý do như: Bạn bận rộn với công việc, không chọn được đề tài hay đơn giản là kỹ năng máy tính không tốt,.. Luận Văn Kinh Tế cung cấp dịch vụ nhận viết thuê luận văn luật nhằm giúp bạn giải quyết nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất....
Hiện nay trên internet có rất nhiều đơn vị nhận viết luận văn ngành quản trị kinh doanhhay những ngành khác.Tuy nhiên việc lựa chọn một địa chỉ uy tín là một điều khó khăn đối với các học viên. Luận Văn Kinh Tế với hơn 10 năm hoạt động trong nghề, cam kết mang lại cho bạn bài luận văn chất lượng nhất.
Tài chính ngân hàng là một trong những ngành có đòi hỏi khắt khe về luận văn tốt nghiệp. Điều này gây ra không ít khó khăn trong vấn đề làm bài luận văn của rất nhiều bạn sinh viên. Cho nên luanvanchatluong.com đã có dịch vụ nhận viết các ngành tài chính ngân hàng, nhằm hỗ trợ....
Dịch vụ nhận viết các ngành về giáo dục được nhiều học viên lựa chọn trong những năm gần đây. Bởi lẽ theo kinh nghiệm của chúng tôi thì hơn 80% kiến thức và tài liệu để làm luận văn là vô bổ lại mất rất nhiều thời gian. ...
Nhận viết các ngành về Chính trị - Xã hội - Văn học có vi phạm pháp luật không? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn uy tín chất lượng? Có lẽ đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi muốn sử dụng dịch vụ. Bài viết dưới đây hãy cùng luanvanchatluong.com giải đáp tất tần tật những câu hỏi này nhé....

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Mr.

yahoo skype

Điện thoại:096 867 9455

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

KHÁCH HÀNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI

Luận Văn Kinh Tế nhận viết luận văn thuê chuyên nghiệp. Chuyên ịch vụ làm luận văn thuê UY TÍN, nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, cao học, MBA, luận án tiến sĩ, khóa luận, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực tập, tốt 

Phạm Văn Anh - Du học sinh

image

Luận Văn Kinh Tế nhận viết luận văn thuê chuyên nghiệp. Chuyên dịch vụ làm luận văn thuê UY TÍN, nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, cao học, MBA, luận án tiến sĩ, khóa luận, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực tập, tốt 

Phạm Văn Anh - Du học sinh

image
0968 679 455